Home / Những loại mọt có trong cafe, nhà sản xuất cần lưu ý!
Sản lượng cà phê xuất khẩu ước tính khoảng 1,73 triệu tấn toàn niên vụ 2021-2022 (theo hiệp hội cà phê – cacao VICOFA). Với sản lượng café này vấn đề đảm bảo chất lượng café trong công tác lưu trữ và bảo quản là vấn đề hết sức khó khăn. Kho lưu trữ ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí,…thì việc kiểm soát côn trùng gây hại cũng là điểm cần quan tâm.
Hai loại dịch hại chính được cho là rất thích hạt café như Mọt đục quả cà phê – Coffee berry borer (Hypothenemus hampei) và Mọt đậu café – Coffee bean weevil (Araecerus fasciculatus).
Mọt đục quả cà phê – Coffee berry borer (Hypothenemus hampei) – CBB
Mặc dù loài côn trùng ác tính này rất nhỏ chỉ dài 1,5 mm, nhưng nó lại mang đến những tác hại rất lớn. CBB (viết tắt của Coffee Borer Beetle) có thể lây nhiễm gần như 100% quả cà phê trong một trang trại và dẫn đến thiệt hại trung bình 30-35% vụ mùa hàng năm. Thu nhập của người nông dân có thể bị tổn hại hơn nữa do chất lượng quả còn lại cũng bị suy giảm trong vụ thu hoạch.
Kể từ khi CBB xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1910, nó đã lan rộng khắp thế giới và vẫn là mối đe dọa thường xuyên đối với nông dân trồng cà phê trên toàn cầu. Hàng năm, thiệt hại từ loài côn trùng nhỏ bé này có thể lên tới 500 triệu đô la (theo sucafina) (https://sucafina.com/na/news/an-innovative-solution-to-the-coffee-berry-borer)

CBB trưởng thành
Mọt đậu cà phê – Coffee bean weevil – Araecerus fasciculatus – CBW
Mọt trưởng thành bay khỏe, lây lan rộng, kích thước dài 2,5 – 4,5mm, hình bầu dục, màu xám tro hoặc xám, thân phủ lông nhung màu vàng nâu. Sâu non nở ra thường đục sâu vào hạt, ăn rỗng ruột bên trong hạt, thời gian phát triển trong hàng hóa khoảng 8-10 tuần trong điều kiện nhiệt độ trên 250C.

CBW là dịch hại nông nghiệp và chúng tấn công các sản phẩm bảo quản như café, ca cao, khoai mỡ, bắp, ngô, đậu phộng, hạt brazil, và gừng
Dấu hiệu phát hiện có dịch hại : Các hạt cafe do CBW đục là các lổ lớn khoảng 1-3mm và không có hình dạng rõ ràng.
Ngoài hai loài này thì có một số loài côn trùng khác hiện diện trong kho nhưng không ăn hay đục hạt cafe như : Mọt gạo dẹt – Foreign grain beetle, Mọt râu dài, Mọt thóc đỏ – Fluor Beetle …Các loài này có thể lây nhiễm từ các kho nông sản gần đó hoặc từ các phương tiện vận chuyển: xe tải chở hàng, hiện diện sẵn trong container,…Bên cạnh đó loài Mạt – Psocids (barklice, booklice) không ăn hay đục hạt nhưng hiện diện hầu hết ở các kho bảo quản nông sản trong đó có kho bảo quản café. Nhất là các khu vực có điều kiện ẩm độ cao.
Mạt – Psocids (Barklice, Booklice)
Loài này có kích thước nhỏ, màu trắng trong hơi ngà hoặc nâu nhạt, râu giống sợi lông dài, có cánh (Barklice) hoặc không có cánh (Booklice) tuỳ theo loài. Mình rất dẹp, dài 1-1,7 mm.
Con cái đẻ trứng ở bất kỳ nơi đâu: trên hàng, trong khe kẽ,…, thời gian giai đoạn trứng trung bình khoảng 7 ngày. Ở 300C con trưởng thành sống tới 6 tháng. Điều kiện thuận lợi phát triển của loài này là nhiệt độ 300C và độ ẩm 70%. Nếu độ ẩm dưới 60% chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Thức ăn chủ yếu của loài này là nấm mốc.
Mạt – Psocids phân bố toàn cầu nhưng thích hợp những vùng có nhiệt độ và ẩm độ cao. Ở Việt Nam, khu vực Nam Bộ: Vào mùa mưa thường bùng phát với mật độ rất cao trong các nhà máy chế biến và kho nông sản, trong đó có kho cà phê. Thường thì khu vực nào độ ẩm cao thì mật độ càng cao
Mạt – Psocids thuộc nhóm phá hại thời kỳ sau, thường không gây thiệt hại về trọng lượng (hoặc có thì rất nhỏ). Nếu chúng phát triển với mật độ lớn sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng hàng do chúng bài tiết chất thải và xác của chúng tạo nên hiện tượng mốc, mùi hôi khó chịu cho hàng hoá.
Kiểm soát
Giữ điều kiện kho luôn khô thoáng, độ ẩm kho < 50% à điều kiện này giúp hạn chế mọt, mạt phát triển.
Sử dụng thuốc có hoạt chất Pirimiphos-methyl (Actellic 50EC) để phun thuốc toàn bộ kho định kỳ nhằm kiểm soát và hạn chế mọt lây lan trong kho. Khi phát hiện có mọt trong kho nên có phương án xử lý hợp lý và kịp thời như biện pháp khử trùng xông hơi bằng Phosphine (PH3) hoặc Methyl bromide (CH3Br).
Trong quá trình lưu trữ việc phát hiện và xử lý kịp thời có thể giúp lô hàng được an toàn hơn đối với các loại dịch hại. Xin vui lòng liên hệ bộ phận khử trùng của VFC để được tư vấn về các giải pháp kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp.
Công ty CP Khử Trùng Việt Nam (VFC) hiện là đơn vị có quy mô lớn nhất bao gồm các lĩnh vực: khử trùng hàng hóa bảo quản và xuất nhập khẩu. Là thành viên của IMFO. International Maritime Fumigation Organization. (Tổ chức khử trùng hàng hải quốc tế), VFC luôn đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng. Hotline: 0914.773.300 – Ms.Diệp Mail: diep.nguyenngoc@vfc.com.vn |
Nguồn: CN HCM- VFC
